10 Kỹ thuật SEO chuyên sâu mà các chuyên gia cần phải biết
1. Chèn Schema Markup
Chắc bạn đã nghe qua từ “schema markup” trước đây và đã thấy nó đâu đó. Nó là một đoạn code phục vụ cho trình tìm kiếm hiểu dữ liệu tốt hơn và triển khai nó đẹp và có ý nghĩa hơn với người tìm kiếm. Bằng việc triển khai schema markup, bạn có thể đã tạo cơ hội cho google liệt kê kết quả của bạn hấp dẫn hơn. Dẫn đến tỉ lệ CTR sẽ cao hơn và tăng traffic cho website của bạn.
WordPress theme có thể đã có schema markup cài đặt sẵn. Để xem site của bạn đã có schema markup chưa, chạy nó qua tool này. Nếu bạn không có schema markup, vậy bạn có thể sử dụng plugin schema. Nó rất dễ để cấu hình và sẽ tự động chèn schema markup vào site cho bạn. might already have schema markup installed.
2. Tối ưu Google SERP
Bạn đã nhìn thấy những hộp này hiện ra trên trang đầu của kết quả tìm kiếm trên Google. Nếu chưa, bạn có thể xem qua ví dụ bên dưới:
Vị trí này được gọi là vị trí 0 trên trình tìm kiếm và nó sẽ có nhiều traffic hơn và có tỉ lệ click cao hơn, nó trực tiếp “cướp click” từ vị trí số 1 trên kết quả tìm kiếm. Nếu bạn đã rơi vào trang đầu của kết quả tìm kiếm (1 trong 10 kết quả đầu tiên), bạn có điều kiện để xuất hiện ở vị trí 0 này, và vì vậy bạn đạt 2 vị trí trên cùng 1 trang của Google, quá lợi thế trước đối thủ phải không?
Không có hướng dẫn cụ thể để đạt được vị trí này, tuy nhiên những việc tối ưu cần làm sau sẽ tăng khả năng bạn đạt vị trí 0 trên Google:
- Thêm schema markup vào site của bạn
- Trả lời cho một câu hỏi liên quan đến từ khóa ngay từ đầu của bài viết
- Định dạng câu trả lời của bạn ở dạng danh sách
3. Tối ưu hình ảnh cho search engines
Sử dụng hình ảnh xuyên suốt nôi dung sẽ tạo trải nghiệm đọc tốt hơn. Việc này giữ cho người đọc gắn kết với site của bạn hơn, tức là bạn đã đạt được chỉ số tích cực trong mắt google vì có hiệu năng tốt. Nhưng, bên cạnh việc thêm ảnh vào site, bạn có thể tối ưu bằng 3 thủ thuật SEO sau:
Thêm tiêu đề cho ảnh
Tiêu đề của ảnh không được quét bởi search engine, nhưng nó có thể là yếu tố chính tăng trải nghiệm người dùng. Khi người dùng di chuột tới ảnh, ảnh sẽ hiện ra ô tiêu đề chứa nội dung.
Để đổi tiêu đề ảnh, di chuột tới ảnh, và nhấn vào biểu tượng bút chì có tên ‘Edit’.
Trên màn hình ‘Advanced Options’, bạn có thể điền tiêu đề ảnh.
Alt Text
Alt Text cũng tương tự như tiêu đề ảnh, Alt text nhằm để mô tả ảnh, mà viết theo một cách khác để có thể chỉ rõ ra ảnh đó đang nói về điều gì, hoặc mục đích ảnh là gì. Ở hình ảnh đầu tiên của bài viết, feature image nên có alt text chứa focus keyword, vì ảnh này sẽ đại diện cho bài viết nói cho google biết bài viết này đang có nội dung tổng thể là gì.
Để đổi alt text, hãy chuyển tới trang edit ảnh như ở trên, chọn vùng ‘Alternative Text’, và điền vào từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan hoặc mô tả ảnh vào ô đó.
Tên file
Tên file cũng có thể giúp bạn tăng hạn trên trang search của Google Image, vì vậy đừng quên đổi tên file đúng với tên của bức ảnh là gì vì nó có thể mang lại traffic cho site của bạn.
Thường tên ảnh sẽ dài và rắc rối, hoặc không liên quan đến chủ đề bài viết. Cho nên trước khi upload một ảnh lên WordPress, bạn nhớ đổi tên file phù hợp với ảnh, và chèn thêm từ khóa vào tên file nếu cần thiết, tên file nên viết thường không dấu.
Nếu bạn dùng nhiều từ trong filename, hãy chắc là bạn phân cách chúng ra bằng dấu gạch ngang giữa các từ, Google sẽ xem nó như là khoảng cách.
4. No-Follow bất kỳ Affiliate Links nào
Nhiều website sử dụng affiliate link để tăng doanh thu. Những link này thường được dùng để kiểm soát hoa hồng cho sản phẩm, dịch vụ, hoặc các khóa học online.
Nhưng, sử dụng nhiều link như vậy có thể là cái gai trong mắt Google (vì bạn dùng chèn link này có lợi ích cho chính bạn, cho nên Google có thể đánh giá bài viết không khách quan). Nếu bạn sử dụng link affiliate, hãy che dấu nó bằng cách chèn tag no-follow cho nó. Bạn có thể dùng plugin WordPress có tên Pretty Links để làm việc này.
Pretty Links là một plugin hữu ích tạo cho bạn những URL duy nhất, không giống là link affiliate. Tool này cũng hỗ trợ việc theo dõi lượt click, để bạn có thống kê số lượt click.
Để cài đặt plugin này, chuyển tới mục Plugins › Add New và tìm từ “Pretty Links”.
Cài đặt và kích hoạt plugin này, sau đó chuyển tới Pretty Link › Options trên thanh sidebar bên trái.
Để khiến cho link affiliate của bạn là no-follow hãy chọn dấu ‘Add nofollow to link’ bên dưới cài đặt của Defaul Link Options.
Bạn có thể tạo link mới bằng cách chọn ‘Add New Link’, nhập affiliate URL của bạn vào, sau đó tạo một link mới.
5. Thêm HTTPS vào Site của bạn
HTTPS là yếu tố xếp hạng chính thức của Google, vì vậy site của bạn cần phải có SSL để tạo ra được giao thức https. Nó sẽ khiến cho site bạn lợi thế lớn hơn so với những site không có SSL. Nó sẽ thiết lập kết nối tới site an toàn và đường truyền được mã hóa.
Để chuyển WordPress site thành HTTPS hãy làm theo các bước sau:
- Đảm bảo host của bạn hỗ trợ HTTPS và SSL.
- Mua SSL certificate, hoặc nếu dùng Hostinger bạn sẽ có cơ hội đặt mua SSL trọn đời để không phải gia hạn hằng năm nữa.
- Cài đặt SSL certificate.
- Xác nhận xem SSL có hoạt động không.
- Chuyển hướng tất cả traffic từ HTTP sang HTTPS.
Ngoài ra, bạn còn có thể cài ssl miễn phí bằng chứng chỉ let’s encrypt. Nếu bạn không biết làm, hãy xem bài hướng dẫn chi tiết này.
6. Xây dựng backlink chất lượng cao
Backlinks là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Backlink chất lượng càng cao, site của bạn sẽ có cơ hội tăng hạng cao hơn. Dựa vào những nghiên cứu của Matthew Barby, nêu một trang có số lượng backlink lớn, nó sẽ có xếp hạng cao hơn.
Xây dựng backlink là một chủ đề lớn khác trong các thủ thuật SEO, vì vậy chúng tôi không thể tóm tắt nó ở đây. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp thực hiện link building để bắt đầu xây dựng backlink chất lượng cho site của bạn:
- Tạo nội dung skyscraper.
- Tìm kiếm backlinks hỏng.
- Tạo nội dung ego-bait.
- Guest post trên những site phổ biến.
- Thực hiện outreach link building.
Nếu bạn thích khám phái việc xây dựng backlink hơn nữa, hãy xem qua các nguồn sau đây:
- How to Get High Quality Backlinks
- How to Build Backlinks When You Have A Brand New Site and No Money
7. Thực hiện SEO Audit
Nếu bạn không chắc site của bạn đã được tối ưu hết chưa, bạn có thể thực hiện chiến dịch kiểm tra SEO (SEO audit). Nhưng thay vì tự đi qua từng bước, bạn có thể dùng tool SEO auditing. Những tools này sẽ chạy site của bạn bằng hàng loạt đơn kiểm tra, bạn sẽ nhận được báo cáo cho bạn biết là bạn đang làm gì đúng và bạn cần cải thiện điều gì.
SEOSiteCheckup là một tool miễn phí để giúp bạn phân tích hơn 50 yếu tố xếp hạng khác nhau onsite. Bạn cũng có thể dùng Varvy SEO tool, sẽ so sánh site của bạn với hướng dẫn định hướng của Google.
Xem thêm :Hướng dẫn xây dựng chiến lược và cách làm content marketing thu hút
8. Kiểm tra backlink profile
Bằng việc kiểm tra thường xuyên backlinks profile của bạn (số liệu links từ các site khác tới website của bạn), bạn sẽ biết được quá trình thực hiện offsite SEO có cải thiện không. Vì backlink là một trong các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất,bạn nên kiểm tra điều này thường xuyên.
Nếu thấy số lượng links tăng đều thì đó là dấu hiệu tốt. Nhưng hãy nhớ không chỉ có số lượng link quan trọng, mà chất lượng các website đặt link tới website của bạn cũng quan trọng. Những site càng liên quan, độ authoritative càng lớn, thì backlink càng có giá trị.
Có nhiều công cụ có thể giúp bạn giám sát backlink. Một trong những công cụ phổ biến nhất là Ahrefs,và chúng tôi cũng đang dùng công cụ này. Tool này sẽ cho bạn số liệu cụ thể uan5 đang có bao nhiêu website link tới bạn, chất lượng của những site này là gì, và số lượng tên miền referring tới. Nó là công cụ cao cấp cần trả phí, nhưng dữ liệu của bạn sẽ có mang lại giá trị hơn nhiều.
Nếu bạn đang tìm giải pháp miễn phí, hãy xem qua tool SEOProfiler. Chỉ cần tạo một tài khoản, bạn có thể nhận báo cáo backlink chi tiết ngay trên mỗi trang web của bạn.
9. Yêu cầu Google Crawl trang web của bạn
Thông thường, site của bạn sẽ được crawled thường xuyên nếu bạn thường xuất bản nội dung mới. Nhưng, có một cách để Google Index bài viết mới hoặc trang web mới của bạn ngay là sử dụng Google Search Console.
Hãy mở Google Search Console, chuyển tới mục Crawl, click vào nút Fetch as Google. Điền URL và click vào nút ‘FETCH’.
Tiếp theo, click vào nút ‘Request Indexing’ để URL mới của bạn được index/crawl bởi Google. Thường thì nó sẽ không diễn ra ngay, nhưng vẫn nhanh hơn là chờ Google crawl site của bạn.
10. Áp dụng Long-Tail Keywords (từ khóa dài)
Tùy vào thị trường niche của bạn, xếp hạng trên trang đầu của Google bằng từ khóa chính có thể rất khó. Nhiều từ khóa có volume lớn đã bị các trang có sẵn chiếm vị trí đầu bảng từ lâu, và nội dung của các trang này cũng đã hoàn hảo để người dùng không phải tìm thêm trang khác, hơn nữa lượng lớn backlink có sẵn cũng tạo chỗ đứng vững chắc cho các trang này.
Trong những trường hợp như vậy, bạn cần suy nghĩ xa hơn, và nghĩ tới những từ khóa ít đối thủ hơn và cụ thể, chi tiết hơn. Chúng được gọi là những từ khóa dài (long-tail keywords). Ví dụ, thử động não xem khách truy cập có tìm yếu tố gì để mua sản phẩm giày như là “cửa hàng giày cho trẻ em”, rồi tạo bài viết cho từ khóa đó. Như vậy bạn sẽ có lượng stream (lượng click) nhất định, và traffic nhất định cho một bài viết có từ khóa không khó lắm.
Hãy dùng các tool như KWFinder để có cái nhìn toàn cảnh về các từ khóa thông dụng, độ khó của chúng. Lập ra danh sách từ khóa dài có thể chèn vào bài viết, áp dụng thêm các thủ thuật SEO WordPress như trên, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Xem thêm : 10 tool Seo hữu ích mà các chuyên gia Seo hay sử dụng
Nguồn: Tổng hợp từ Internet